Phải làm gì khi xe ô tô bị mất phanh ở tốc độ cao?

Xe ô tô bị mất phanh khi đang di chuyển ở tốc độ cao thì cần xử lý thế nào để dừng lại một cách an toàn?

Việc xe ô tô bị mất phanh là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi hậu quả mà nó mang lại là cực kỳ lớn có thể dẫn tới tai nạn nghiêm trọng. Vậy phải làm thế nào để lái xe an toàn khi không may xảy ra trường hợp này? Mỗi người, dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm, sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên đối với những tài xế chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy tham khảo những kinh nghiệm mà phụ kiện ô tô Super Car chia sẻ dưới đây nhé!

Kỹ năng xử lý khi xe ô tô bị mất phanh

1. Nguyên nhân dẫn tới việc mất phanh

Trước khi đi tham khảo các cách xử lý thì chúng ta hãy cùng phân tích một chút để tìm nguyên nhân chính dẫn tới việc xe ô tô bị mất phanh. Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc mất phanh chính là việc lái xe liên tục rà phanh trên những cung đường đèo dốc. Khi lái xe liên tục rà phanh, ma sát giữa má phanh và đĩa phanh khiến nhiệt lượng sinh ra cực lớn làm cho má phanh bị cháy hoặc sôi dầu phanh gây mất áp lực. Lúc này, lái xe đạp phanh cũng không có tác dụng gì. Bạn phải đợi cho phanh nguội dần dồi mới sử dụng trở lại. Có nhiều trường hợp, tình trạng quá nhiệt ở phanh trở nên trầm trọng sẽ dẫn đến việc lộn Cupen xy-lanh phanh khiến cho sau mỗi cú đạp phanh, dầu sẽ bị rò rỉ ra ngoài.

Ngoài ra, xe mất phanh có thể còn do hiện tượng mất áp suất dầu từ các vết nứt vỡ đường ống dẫn dầu phanh. Mặc dù đây là trường hợp khá hy hữu vì đường ống dẫn dầu thường có cấu tạo cực kỳ chắc chắn để chịu được áp suất dầu. Do mỗi bánh xe có đường ống dẫn dầu riêng nên nếu vỡ một hoặc hai ống thì các ống còn lại vẫn hoạt động bình thường. Do đó, trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này để giảm thiểu nguy cơ bị mất phanh khi lái xe.

>>>Xem thêm: Trang bị ngay những phụ kiện ô tô hỗ trợ an toàn khi lái xe!

2. Cách xử lý khi ô tô bị mất phanh

Như đã nói ở trên thì đối với các tài xế nhiều kinh nghiệm thì mỗi người sẽ có một cách xử lý tình huống khác nhau. Bạn có thể tham khảo những cách xử lý an toàn mà chúng tôi tổng hợp lại dưới đây và áp dụng vào tình huống của mình.

– Giữ bình tĩnh và tầm quan sát để xử lý tình huống:

Trong bất kỳ trường hợp nào khi lái xe thì bạn luôn phải giữ cho mình sự bình tĩnh và cái đầu lạnh để có thể xử lý tình huống một cách tốt nhất. Nếu như bạn mất bình tĩnh thì cũng đồng nghĩa với khả năng tìm phương án xử lý của bạn sẽ thấp đi và nguy cơ mất an toàn cũng cao hơn. Nếu như bạn đang đổ đèo mà mất phanh thì hãy bình tĩnh quan sát 4 phía, ước đoán độ rộng của đường và lượng xe đang lưu thông phía trước. Tiếp đến, bạn hãy cố gắng tìm đường cứu sinh được thiết kế giành cho xe mất phanh. Nếu bạn đã đưa được xe vào đường cứu sinh thì mọi việc gần như đã được giải quyết hoàn toàn.

Trong trường hợp bạn đi trên đường trường không có đường cứu sinh thì hãy áp dụng những cách xử lý sau:

– Nhả chân ga và tiếp tục đạp nhả phanh liên tục:

Nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh. Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

– Trả về số thấp:

Một số xe có mặc định khi tốc độ quá cao thì hộp số sẽ tự nhảy số. Do đó, bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn trả về số nhỏ. Trong trường hợp này, bạn hãy kéo phanh tay, kết hợp đánh tay lái qua lại (zigzac) để kích hoạt hệ thống cân bằng điện tử EBD và giảm tốc độ xe. Lúc này bạn có thể mới về được số, tiếp tục thao tác như vậy để trả về số nhỏ hơn. Bạn cần lưu ý rằng đừng cố trả về số R hoặc P vì hộp số được thiết kế để bạn không về được những số này khi xe di chuyển tốc độ cao. Bạn tuyệt đối không được tắt động cơ vì như vậy các hệ thống như trợ lực lái, trợ lực phanh, ABS, EBD … sẽ bị vô hiệu hóa, tài xế sẽ không còn làm chủ được xe.

Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Do bạn không thể về lại số nhỏ khi đang di chuyển với vận tốc quá cao nên hãy kéo phanh tay với một lực vừa phải tránh khóa bánh sau và thực hiện thao tác đạp côn ra số N. Lúc này, vận tốc xe sẽ bất ngờ vọt lên nên bạn phải thao tác thật nhanh. Bạn hãy đạp mạnh ga để động cơ đồng tốc với tốc độ, dậm côn nhanh và dồn số 2. Bạn tiếp tục thao tác như vậy để dồn về số 1. Lúc này, do tốc độ ở số 1 khá chậm nên bạn có thể cho xe vào sát lề và kéo mạnh phanh tay để xe dừng lại.Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Nếu xe đang ở số 5 thì chỉ có thể về đến số 3. Khi mất phanh trên đèo dốc cần hết sức cẩn trọng khi trả số thấp và nên theo tuần tự.

>>>Trang bị ngay: Thiết bị cảm biến áp suất lốp an toàn cho xe!

– Dùng phanh tay để lái xe an toàn:

Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

Kỹ năng xử lý khi xe ô tô bị mất phanh 1

– Báo hiệu cho xe khác:

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp. Rất nhiều trường hợp xe mất phanh nhận được sự trợ giúp từ các xe khác đã có thể dừng lại một cách an toàn nên bạn đừng bỏ qua cơ hội này khi gặp bất kỳ xe nào nhé!

– Đánh võng nếu có thể:

Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.

– Dùng vật cản giảm tốc độ:

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

– Tìm điểm có thể va chạm 

Trong trường hợp bất khả khảng không có cách nào cho xe dừng lại được thì hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Tuy nhiên bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ tốc độ trước khi xác định đâm vào vào các chướng ngại vật. Bên cạnh đó bạn cũng nên uu tiên lựa chọn những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.

Kỹ năng xử lý khi xe ô tô bị mất phanh 2

3. Lưu ý để tránh xảy ra hiện tượng mất phanh

Để hạn chế hiện tượng mất phanh, khi di chuyển trên địa hình đèo dốc, bạn nên sử dụng động cơ để hãm tốc và hạn chế đạp phanh khi xuống dốc. Nếu là xe số sàn, bạn có thể để số 3 hoặc 2 khi xuống dốc. Nếu là xe số tự động, bạn nên sử dụng chế độ số bán tự động (số +/-) hoặc chế độ O/D, D1, D2. Với các xe cao cấp hơn thì đều có chế độ hỗ trợ đổ đèo. Do đó, nếu xe bạn có trang bị tính năng này thì hãy tìm hiểu thật kỹ về nó và sử dụng nó khi đi đường đèo, dốc.

Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe để chúng lúc nào cũng trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Nên thắt dây an toàn mỗi khi lái xe để giảm thiểu thiệt hại khi tai nạn xảy ra.

>>>Đừng bỏ quaKinh nghiệm sống còn khi lái xe ô tô đường đồi núi

Trên đây là kinh nghiệm xử lý khi xe ô tô bị mất phanh mà Super Car tổng hợp lại được. Bạn hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng nắm được để có thêm kiến thức lái xe an toàn nhé! Chúc các bạn lái xe an toàn trên mọi nẻo đường!

Bạn hãy để lại bình luận!
Bài viết liên quan