Nguyên nhân và cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông

Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông bạn đã biết chưa?

Việc lái xe ô tô cũng giống như bạn đang chơi một môn thể thao mạo hiểm thực thụ. Để điều khiển thành thạo và an toàn chiếc xe, bạn cần có sức khoẻ, sự nhẫn nại và khả năng tập trung. Những kỹ năng hoàn hảo cùng kinh nghiệm quý báu được tích lũy từ thực tế và thâm niên cầm vô lăng. Tuy nhiên, nhiều khi bạn đã có đầy đủ những yếu tố trên mà tai nạn giao thông vẫn xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khách quan nhất. Và khi xảy ra tai nạn thì bạn cần phải làm gì để bảo vệ an toàn cũng như lợi ích của bạn cũng như những người khác là điều ít người nghĩ tới. Hãy tham khảo những chia sẻ mà đồ chơi ô tô giá rẻ Super Car chia sẻ dưới đây nhé!

Cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông

1. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông

Thật thú vị khi được lướt 100 km/h trên xa lộ vắng vẻ, tận hưởng cảm giác đi như bay đằng sau tay lái. Nhưng không phải ai cũng ý thức được rằng đó chính là thời điểm dễ xảy ra tai nạn nhất. Sự không tập trung và tốc độ cao là kẻ thù nguy hiểm của người lái xe.

Yếu tố quan trọng nhất chi phối sự an toàn của bạn là tốc độ. Theo cách nói toán học thì tốc độ và sự an toàn tỷ lệ nghịch với nhau, khi tốc độ đạt cực đại thì an toàn bằng không và ngược lại.

Cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông 1

Bên cạnh tốc độ thì yếu tốc khách quan như thời tiết cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc lái xe an toàn. Khi trời khô ráo và tốc độ 60 km/h, một cú phanh gấp sẽ làm xe của bạn trượt đi khoảng 40-50 m, nếu lúc đó trời mưa thì bạn có thể “bay” xa tới 140 m.

Cùng một vận tốc, ban đêm người lái thường có cảm giác xe chạy chậm hơn ban ngày, vì họ không nhìn rõ cảnh vật lướt qua bên cửa sổ. Khi trời tối, những tay lái non thường chạy nhanh hơn bình thường và gây tai nạn. Còn một mối đe dọa nữa thường xảy ra ban đêm là ảo ảnh, nó rất đa dạng, có thể là một con thú chạy qua, hay một căn nhà sừng sững giữa đường… Theo phản xạ, lái xe thường phanh gấp hoặc bẻ quặt lái, sau đó mới vỡ lẽ ra là ảo ảnh. Những người thiếu kinh nghiệm cho rằng không cần để ý đến những hiện tượng này, đó là sai lầm nghiêm trọng vì có thể hình ảnh xuất hiện là chướng ngại có thật trên đường. Những biện pháp khắc phục trực tiếp như nghe nhạc, trò chuyện với người đồng hành đều không tác dụng. Những người có kinh nghiệm thường cảm nhận ngay được sự mệt mỏi này và cương quyết rời tay lái để nghỉ ngơi, tốt nhất là ngủ một giấc, dù ngắn ngủi.

Khi tránh một chiếc xe khác chạy ngược chiều, nhất là những chiếc xe to gấp nhiều lần xe mình và chạy nhanh, người lái xe nhỏ thường sợ hãi và có cảm giác đường không đủ rộng. Trong hoàn cảnh như vậy, những người ít kinh nghiệm hoặc các cô gái thường láng xe mình ra xa, quá tập trung vào đối tượng ngược chiều mà quên mất làn đường bên phải, dẫn đến va quệt. Nếu lúc đó bạn xử lý một cách hoảng hốt thì hậu quả càng tai hại, phanh gấp hoặc ngoặt lái đều có thể làm cho xe bạn rê bánh quay ngang, đập vào chính chiếc xe kia!

Để hạn chế được tai nạn xảy ra khi vượt quá tốc độ, bạn có thể trang bị cho mình sản phẩm hiển thị tốc độ trên kính lái HUD để có thể cảnh báo khi bạn chạy quá tốc độ. Từ đó giúp bạn tập trung lái xe an toàn hơn!

>>>Tham khảo: Top 3 thiết bị hiển thị tốc độ trên kính lái được yêu thích nhất năm 2018

2. Cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông

Khi lái xe không ai muốn xảy ra tai nạn cả. Nhưng trong trường hợp nếu không thể tránh khỏi thì nên làm thế nào? Thật khó có thể hình dung tâm trạng người ngồi sau vô lăng khi biết chắc rằng chỉ sau vài giây nữa chiếc xe của mình sẽ đâm thẳng vào chiếc xe chạy ngược chiều hay đâm vào vật cản bất ngờ nào đó. Có vẻ như không còn làm được gì nữa. Nhưng không phải vậy, vẫn có thể!

Thực tế cho thấy nếu như những người ngồi trong xe lúc đó trong vài giây ngắn ngủi kịp chuẩn bị đón nhận sự cố xảy ra thì hậu quả sẽ nhẹ đi rất nhiều so với những người chỉ biết phó mặc cho số phận.

Nếu như tai nạn không thể tránh khỏi thì cần áp dụng ngay một số biện pháp giảm tối đa sự di chuyển của tài xế và hành khách bên trong xe. Các chấn thương chủ yếu là do va đập vào vô lăng, kính trước, bảng táp lô. Giảm nhẹ các va chạm này chính là bài toán cần giải quyết.

Hành động của người lái. Nói chung, người cầm lái là người đầu tiên cảm nhận sự nguy hiểm xuất hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết. Tóm lại, có thể coi là “thuyền trưởng” trên con tàu với trách nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho hành khách. Dĩ nhiên, sẽ tốt hơn nếu hành tự biết phải làm gì trong tình huống như vậy, nhưng kịp thời đưa ra các chỉ thị từ phía người lái là đặc biệt quan trọng. Ngay trước khi va chạm, hãy tì cánh tay vào vô lăng, hai tay đặt sắt gần nhau và nắm chặt phần trên vô lăng. Đầu và cổ nghiêng về phía trước, phần thân giữ căng dây an toàn.

Thắt dây an toàn không chặt là cơ sở dẫn đến các chấn thương vùng ngực và bụng.

Cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông 2

Đối với hành khách, việc thắt chặt dây an toàn cũng cần được nhắc nhở cho hành khách ngồi ghế trước. Trong tình huống xấu, hãy tỳ tay lên bảng táp lô trước mặt. Đầu và cổ nghiêng xuống dưới càng thấp càng tốt.

Hành khách ngồi ghế sau có thắt dây an toàn cần nằm ngay xuống ghế và dùng 2 tay che đầu.

Đáng tiếc là không phải tất cả các xe hơi hiện nay đều trang bị dây an toàn ở ghế sau. Trong trường hợp như vậy nên co người lại tối đa, tì hai tay vào lưng ghế phía trước.

Dùng tay giữ chặt ghế, tay nắm cửa nếu không thắt dây an toàn là việc làm vô ích.

Trong thời điểm va chạm với vận tốc xe là 100km/h, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên 10 lần và tất nhiên sẽ không có cơ bắp nào chịu nổi nếu muốn giữ cơ thể ngồi yên tại chỗ.

Đâm từ phía sau. Một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe là người cầm lái phải luôn quan sát qua gương chiếu hậu. Nếu như luôn ghi nhớ điều này thì sẽ giảm được tối đa hậu quả đáng tiếc nếu như không thể tránh khỏi cú đâm từ phía sau.

Để giảm chấn thương, tài xế cần bỏ chân khỏi bàn đạp, để xuống sàn xe dưới vôlăng, lưng dựa chặt vào ghế, 2 tay ôm cổ. Hành khách ngồi ghế trước cần dựa lưng và cổ vào ghế, đầu gối tỳ vào bảng táp lô, còn tay giữ chặt hai mép ghế. Hành khách ngồi phía sau cũng cần giữ tư thế tương tự, tỳ đầu gối vào lưng ghế trước.

Sau tai nạn, điều quan trọng nhất là cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng lửa, không hút thuốc vì hoàn toàn có thể khi va chạm bình xăng đã thủng. Mở ngay nắp capô, tháo một trong hai dây nối ắcquy. Tiếp theo là gọi điện báo cảnh sát và gọi xe cứu thương nếu cần thiết. Trong mọi tình huống chưa biết lỗi thuộc về ai thì bạn không nên nhận lỗi ngay lập tức về mình để tránh khỏi những phiền phức với phía cảnh sát.

Việc đưa những người bị nạn ra khỏi xe phải được thực hiện hết sức cẩn thận do những chấn thương não, cột sống có thể đã xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi hay lắc cơ thể người bị nạn. Đưa nạn nhân ra khỏi xe tốt nhất là không thay đổi tư thế ban đầu. Nếu có biểu hiện chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân nếu không còn cách nào khác. Cần đặt người bị nạn nằm ngửa hoặc nằm sấp, mở cổ áo, cởi thắt lưng để không gây khó khăn cho việc hô hấp. Cuối cùng, nếu xe cứu thương không thể đến nhanh được, phải tìm cách đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Trong trường hợp may mắn người không bị thương gì nghiêm trọng thì bạn cần nhanh chóng quan sát đối phương có bị sao không khi bạn va chạm với xe khác, và theo dõi xem xe có bị hư hại nhiều không khi bạn va chạm với chướng ngại vật. Nếu xe hư hại nhiều thì bạn cần gọi ngay cho bên bảo hiểm và tuyệt đối không được xê dịch hiện trường để tránh bên bảo hiểm không chịu trách nhiệm đền bù.

>>>Đừng bỏ qua: 10 thói quen sai lầm thường gặp khi cho trẻ đi cùng trên xe ô tô

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn là người thường xuyên di chuyển trên xe ô tô thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm hữu ích mà Super Car vừa chia sẻ ở trên nhé! Cùng chia sẻ cho bạn bè, người thân để họ cùng nắm được và góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Chúc các bạn lái xe an toàn!

Bạn hãy để lại bình luận!
Bài viết liên quan