Xe ô tô bị chết máy giữa đường là tai nạn mà không một tài xế nào mong muốn gặp phải nhất là những tài xế lái xe đường dài. Nếu như bạn không có một chút kinh nghiệm sửa chữa thì bạn chỉ còn cách ngồi chờ đợi gọi xe cứu hộ đến kéo xe về. Tuy nhiên, nếu như biết được các nguyên nhân dẫn đến việc ô tô bị chết máy để phòng tránh thì bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa.
Theo chia sẻ của những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô thì xe đang đi mà tự dưng chết máy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân đó là gì? Cùng Dochoiotogiare.com Super Car đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc ô tô bị chết máy nhé!
Dưới đây là những nguyên nhân ô tô bị chết máy và cách khắc phục:
1. Ô tô bị chết máy do hỏng hệ thống làm mát
Nguyên nhân:
Một trong những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng chết máy ở ô tô nhất đó là hệ thống làm mát của xe bị sự cố. Lý do của việc này có thể là nước làm mát bị rò rỉ, lâu ngày dẫn đến thiếu nước làm mát. Hoặc cũng có thể là gặp sự cố về hệ thống giải nhiệt như quạt làm mát không hoạt động.
Dấu hiệu:
Khi gặp phải sự cố này, lái xe có thể nhận thấy một số dấu hiệu chính xác như thấy đồng hộ đo nhiệt độ nước làm mát vọt lên báo hiệu đã quá nhiệt. Động cơ máy chạy ì ạch hơn và có thể nghe thấy tiếng gõ, điều này là hiện tượng kích nổ.
Hậu quả và khắc phục:
Với lỗi chết máy bắt nguồn do hệ thống làm mát sẽ dẫn đến máy bị nóng quá, mặt máy có thể sẽ bị bó, vênh, thổi zoăng quy lát. Thậm chí, động cơ xe của bạn có thể hoàn toàn sẽ bị hỏng không thể khắc phục sửa chữa.
Để ngăn ngừa hậu quả xấu nhất, ngay từ khi phát hiện ra dấu hiệu cho thấy xe đang lỗi hệ thống làm mát, bạn hãy dừng ngay xe vào vị trí an toàn và lật nắp ca-pô lên để kiểm tra. Nếu bạn thấy nước làm mát vẫn còn nhưng bị sôi thì hãy tắt hệ thống điều hòa và vẫn để máy chạy không tải. Như vậy, nước được bơm tuần hoàn sẽ nguội nhanh hơn. Còn nếu bạn thấy nước làm mát đã cạn thì lập tức tắt máy ngay.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể trang bị cho mình thiết bị hiển thị tốc độ trên kính lái HUD để có thể theo dõi thông số nhiệt độ nước làm mát của xe. Thiết bị này sẽ cảnh báo cho bạn biết khi nhiệt độ nước làm mát có vấn đề. Bên cạnh đó, thiết bị cũng hiển thị và cảnh báo nhiều thông số hoạt động khác của xe như vận tốc, điện áp..
2. Ô tô bị chết máy vì cạn hoặc cháy dầu bôi trơn
Nguyên nhân:
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến ô tô bị chết mày đó là cạn dầu bối trơn. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc chủ xe đã thay phải dầu bôi trơn loại thải, kém chất lượng nên dẫn đến đọng cặn bùn bên trong động cơ, thậm chí dẫn đến cháy dầu. Còn một số trường hợp khác là do rò rỉ dầu dẫn đến hiện tượng cạn dầu.
Dấu hiệu:
Đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ có thể sẽ hiển thị trên bảng đồng hồ nên bạn có thể thường xuyên để ý, đặc biệt nếu xe bị chảy dầu xuống ngay tại khu vực đỗ xe.
Hậu quả và khắc phục:
Do động cơ không được bôi trơn, có thể gây ồn bất thường, trong thời gian dài có thể khiến tiếng ồn tăng cao. Hơn nữa, động cơ có thể bị bó và không thể hoạt động được nữa, có trường hợp tay biên còn bị gãy. Ngay khi phát hiện, bạn cần đem xe đến garage để bảo dưỡng và thay dầu ngay. Bạn cần chú ý trong mọi lần thay dầu cần thay dầu chính hãng và đúng với loại xe.
>>>Xem thêm: Ý nghĩa 6 loại đèn cảnh báo quan trọng nhất trên xe ô tô
3. Ô tô bị chết máy vì hỏng bơm xăng dầu
Nguyên nhân:
Hiện nay, hầu hết các loại xe đều đặt bơm nhiên liệu trong bình nhiên liệu để được bôi trơn và làm mát bằng chính nhiên liệu trong bình. Như vậy, Trong điều kiện sử dụng bình thường, bơm nhiên liệu rất hiếm khi bị hỏng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên sử dụng xe để cạn nhiên liệu có thể khiến xe chết đột ngột. Thậm chí có thể sẽ nóng và chết hẳn do nhiên liệu đã quá cạn.
Dấu hiệu:
Do bơm được đặt trong bình nhiên liệu nên những dấu hiệu bóa trước lỗi của nó khiến lái xe rất khó phát hiện ra. Tuy nhiên, khi bơm nóng và sắp chết sẽ bị ồn hơn bình thường.
Hậu quả và khắc phục:
Trong tình cạn kiệt xăng, kiệt dầu bạn không nên tiếp tục chạy xe. Nếu hết kiệt xăng xe sẽ dừng hẳn không thể chạy được nữa, nhưng nếu cố tính chạy trong khi kiệt dầu sẽ khiến máy nóng ran lên. Nếu cố tình chạy như vậy trong thời gian dài, bơm nhiên liệu sẽ chết và không thể phục hồi lại, lúc này bạn chỉ còn cách chịu mất tiền và thay mới hoàn toàn.
4. Ô tô bị chết máy vì tắc lọc nhiên liệu
Nguyên nhân:
Trong nhiên liệu có chứa rất nhiều cặn bẩn, bởi vậy nếu sử dụng trong thời gian dài mà chủ xe không thay thể hoặc lọc nhiên liệu sẽ dẫn đến tắc, động cơ sẽ bị chết máy vì nhiên liệu không bơm được lên.
Dấu hiệu:
Ngay từ khi nhiên liệu chưa bị tắc hoàn toàn có thể thấy ngay khi xe hoạt động, bạn sẽ thấy ngay động cơ sẽ rất nóng, chạy không bốc, thậm chí là rất yếu hoặc chết máy khi tăng ga.
Hậu quả và khắc phục:
Khi phải làm việc quá tải trong điều kiện hoạt động thường xuyên bị thiếu nhiên liệu và không được làm mát đầy đủ, lọc nhiên liệu bị tắc sẽ dẫn đến hỏng bơm nhiên liệu. Bởi vậy, chủ xe cần chủ ý đến việc chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu cho xe và cần phải vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Khi đã bẩn quá, lọc nhiên liệu cần phải được thay mới.
5. Ô tô bị chết máy vì kim phun bị tắc
Nguyên nhân:
Cũng giống như trường hợp tắc lọc nhiên liệu ở trên, khi xe hoạt động, các cặn bẩn trong nhiên liệu sẽ bám vào các lỗ kim phun và bộ lọc. Nếu lâu ngày không được bảo dưỡng, kim phun sẽ bị tắc
Dấu hiệu:
Khi kim phun bị bẩn thường gây ảnh hưởng đến luồng nhiên liệu khiến hạt phun có thể to hơn, vón cục, máy chạy yếu hơn. Thậm chí có thể xuất hiện hiện tượng rung giật hoặc chết máy khi tặng ga.
Hậu quả và khắc phục:
Khi kim phun bị tắc, hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra là chết mát. Bởi vậy, người dùng cần thường xuyên chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ cho kim phun.
>>>Đừng bỏ qua: Kinh nghiệm lái xe an toàn khi không có đèn đường
Trên đây là những nguyên nhân ô tô bị chết máy và cách khắc phục tình trạng đó. Để hành trình của bạn diễn ra an toàn và suôn sẻ thì bạn cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe. Nhất là những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới động cơ xe. Bạn có thể trang bị thêm cho mình những phụ kiện ô tô hỗ trợ lái xe an toàn hơn.