Một số tín hiệu giao tiếp bằng tay của các lái xe chuyên nghiệp

Là một lái xe nhưng liệu bạn đã biết các cách giao tiếp bằng tay mà nhiều tài xế vẫn hay giao tiếp với nhau trên đường!

Khi mà giao tiếp bằng lời nói là một điều quá là xa xỉ đối với các lái xe đi ngược chiều bởi sự cản trở của tốc độ và nhiều thứ khác thì những tài xế đã sáng tạo ra những cách giao tiếp cực kỳ tiện lợi khác. Các hành động như đá đèn hay dùng cử chỉ tay ra hiệu cho lái xe phía bên kia dần dần trở thành những tín hiệu giao tiếp thường gặp trong nghề lái xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm được các kỹ năng giao tiếp này, nhất là lái xe mới vào nghề. Thế còn bạn? Bạn đã biết chưa? Cùng Super Car tìm hiểu những tín hiệu giao tiếp nào mà các tài xế hay sử dụng nhất nhé!

Tín hiệu giao tiếp bằng tay của các tài xế chuyên nghiệp

1. Khi nào thì lái xe thường giao tiếp với nhau?

Nhiều khi lưu thông trên đường mà đoạn đường phía trước có chướng ngại vật, vật cản hay thường xuyên có cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ, kiểm soát/ bắn tốc độ, các lái xe thường giao tiếp với nhau bằng cách tín hiệu riêng tương ứng để thông báo cho lái xe đi ngược chiều được biết và có sự chuẩn bị cần thiết trước khi đối mặt. Đây được xem là kiểu giao tiếp đặc trưng riêng có của các bác tài nhằm giúp nhau tránh gặp phải một số sự cố không mong muốn.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp các lái xe cũng sử dụng tay để giao tiếp khi cần biểu lộ sự xin lỗi hay cảm ơn các lái xe khác đang lưu thông cùng/ ngược chiều với mình.

Trên thực tế việc giao tiếp này rất có ích, giúp các tài xế chuẩn bị trước tinh thần xử lý tình huống cũng như giúp đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông.

>>>Xem thêm: Ý nghĩa các loại vạch kẻ đường mà tài xế nào cũng phải biết!

2. Khi muốn hỏi: Phía trước có “gì” không?

Khi chuẩn bị đi qua một đoạn đường nào đó và may mắn gặp một chiếc xe khác ngược chiều với mình vừa đi qua đoạn đó, bạn muốn thể hỏi phía trước có “gì” không thì hãy dơ bàn tay lên và bóp mở liên tục.

Tín hiệu giao tiếp bằng tay của các tài xế chuyên nghiệp 1

Ngoài ký hiệu tay, câu hỏi này tài xế còn có thể dùng đèn ô tô để hỏi. Đây là ý nghĩa khác ngoài ý nghĩa để nhắc xe ngược chiều dùng đèn pha quá mạnh, ban ngày là báo cho xe ngược chiều chú ý về nguy hiểm sắp xảy ra. Lái xe muốn hỏi sẽ ra hiệu bằng cách nháy pha 3 lần.

Tùy thuộc vào tình hình thực tế phía trước mà lái xe đi ngược chiều sẽ phản hồi lại bằng các tín hiệu giao tiếp bằng tay tương ứng. Cụ thể:

  • Xòe cả bàn tay lắc lắc sang 2 bên: Không có gì, cứ chạy bình thường!
  • Xòe cả bàn tay nhưng để úp tay xuống, gần như đập vào vô lăng vài cái: giảm tốc đi, phía xa có …
  • Nắm tay lại đồng thời chỉa ngón trỏ xuống dưới đất hoặc chỉ ra phía sau: phanh gấp lại! … ngay sát đây rồi
  • Nắm tay lại và vặn vặn như kiểu vặn tay ga xe máy: chú ý! có xe mô tô của … ở đằng trước, không phải trạm cố định.
  • Còn nếu trên đoạn đường đang di chuyển của bạn có công an bắn tốc độ, ký hiệu trả lời sẽ là giơ 2 ngón tay làm ký hiệu giống như khẩu sung lục chỉ xuống dưới. Cũng có lái xe trả lời bằng cách nháy 1 lần vào xi nhan bên phải ý muốn báo cho bạn cần giảm tốc độ ngay.

* Lưu ý: “…” ám chỉ cảnh sát giao thông/ trạm cảnh sát giao thông

Thay vì cảm ơn lúc tay bác đáng chỉ ra phía trước thì bác cũng nên nhớ tiện tay thông báo luôn bằng cách ra hiệu về tình trạng đường ngược lại phía bác cho bác tài xe đối diện cùng với một nụ cười nhẹ. Đừng bao giờ đùa cợt hoặc thiếu nghiêm túc với việc này các bạn nhé.

2. Cảnh báo nguy hiểm phía trước, nên đi chậm lại!

Nháy đèn pha trước nếu muốn cảnh báo xe đi ngược chiều hoặc nhấn đèn phanh đồng thời đưa tay trái rộng ra và hướng xuống dưới để cảnh báo cho xe đi phía sau trong trường hợp phía trước có chướng ngại vật, có vật cản hoặc có cảnh sát thông thông bắn tốc độ.

– Thò tay ra ngoài, đưa ngón trỏ lên trời ngoáy ngoáy tức là báo hiệu phía trước không đi được, nên vòng xe lại.

– Thò tay ra ngoài, lòng bàn tay hướng ra phía sau vẫy vẫy hoặc 1 ngón chỉ chỉ lúc lắc như cái gạt nước tức là báo hiệu cho xe đang định vượt biết phía trước có vật cản không được vượt.

– Thò tay ra ngoài, úp xuống đất vẫy vẫy nhẹ tức là thông báo cho các xe ngược chiều chú ý giảm tốc.

– Thò tay ra ngoài, ngửa bàn tay ra phía trước vẫy như chèo thuyền tức là xe phía sau có thể vượt.

Trường hợp phía trước có chướng ngại vật, thực hiện nháy đèn pha trước nếu muốn cảnh báo xe đi ngược chiều hoặc nhấn đèn phanh, đưa tay trái rộng ra và hướng xuống dưới nếu muốn cảnh báo xe phía sau.

Còn nếu chỉ báo là phía trước không có đoạn đường xấu nào thì tài xế sẽ “mím chặt môi và lắc đầu”.

3. Xin đường

Nháy đèn tín hiệu bên trái 4-6 lần; nháy đèn phía trước để xe phía trước nhường đường nếu muốn xin đường
Nếu xe phía trước chạy chậm lại nghĩa là đang nhường đường; còn nếu nháy đèn lại nghĩa là không tiện để bạn vượt qua hoặc việc vượt rất nguy hiểm.

Tín hiệu giao tiếp bằng tay của các tài xế chuyên nghiệp 2

4. Báo hiệu cần giúp đỡ

Tình huống này không phải bạn ra hiệu cho người khác biết về sự cố của họ mà chính bạn là người đang gặp sự cố và cần được trợ giúp khẩn cấp thì hãy ra dấu hiệu chữ “T” bằng cách đan chéo hai tay lại. Người khác nhìn thấy họ sẽ hiểu và dừng lại để hỗ trợ cho bạn. Bạn cũng đừng quên tấp xe vào lề đường bật đèn khẩn cấp để các tài xế khác dễ phát hiện nhé!

>>>Tham khảo ngay: Hướng dẫn sửa lỗi gương không cụp, không xòe của xe Mazda

5. Báo hiệu đèn xe bị hỏng/ trục trặc

Trường hợp này thường chỉ thấy xuất hiện vào ban đêm, khi thấy xe hướng đối diện mình bị cháy một đèn hoặc một đèn tín hiệu của họ tình cờ vẫn đang bật, bạn có thể ra tín hiệu cho người lái xe đó kiểm tra lại đèn bằng cách xòe và nắm tay bạn lại sao cho ngón cái và các ngón tay khác chạm vào nhau.

6. Báo hiệu lái xe vào lề đường khi gặp sự cố

Trường hợp phát hiện xe đi kế xảy ra sự cố như thùng hàng không đóng kín hay 1 bộ phận nào đó bị lỏng, hãy chỉ tay vào chỗ gặp sự cố đó rồi dùng ngón cái hướng xuống dưới để lái xe kia biết và lái xe vào lề đường.

Khi phát hiện xa khác gặp sự cố, hãy chỉ tay vào chỗ đó rồi dùng ngón cái hướng xuống dưới

7. Báo hiệu “Tôi hiểu” và “Cảm ơn”

Sau khi nhận được phản hồi từ xe đối diện, phép lịch sự tối thiểu mà bạn phải có là thông báo “tôi hiểu” và thể hiện sự cảm ơn. Hãy nắm bàn tay lại và dựng đứng ngón cái lên như biểu tượng “number one” hoặc làm dấu hiệu “OK” để lái xe kia biết bạn đã nhận được cảnh báo từ họ. Lưu ý: đừng quên cảnh báo ngược như chia sẻ ở mục trên cùng nhé!

>>>Đừng bỏ qua: Thiết bị hiển thị và cảnh báo khi chạy quá tốc độ cực kỳ tiện lợi!

8. Báo hiệu sự xin lỗi

Khi chẳng may xảy ra sự va chạm nhỏ không đáng kể, bạn lỡ làm văng nước vào kính xe khác, hoặc cắt/ chiếm đường xe khác khi chưa được sự đồng ý của họ thì tốt nhất nên thể hiện sự xin lỗi. Bạn đứng ở vị trí là người sai thì hãy ra dấu hiệu 2 ngón tay tạo hình chữ “V” và lòng bàn tay hướng ra trước để tỏ ý xin lỗi tài xế khác.

Tín hiệu giao tiếp bằng tay của các tài xế chuyên nghiệp 3

9. Lưu ý khi giao tiếp bằng tay giữa các tài xế

– Hỏi trên đoạn đường thẳng, xe mình muốn hỏi không phải xử lý những tình huống khác trên đường

– Tốc độ giữa 2 xe đang giao tiếp không quá nhanh, có đủ thời gian để lái xe ngược chiều nhận biết và phản hồi lại mình

– Chỉ nên hỏi những xe có kính chắn gió thẳng để đảm bảo nhìn thấy rõ lái xe của xe ngược chiều, không nên hỏi những xe bị phản chiếu ánh sáng vì khi đó bạn sẽ không thể nhìn thấy tài xế; cũng không nên hỏi những xe có nguồn sáng phía sau hay kính nhìn xuyên thấu vì dù họ có trả lời bạn hay không bạn cũng không nhìn thấy.

– Không nên hỏi những xe nhỏ, xe chạy đường ngắn, những xe có khả năng là xe nhà của “…” hay xe đóng “hụi chết” mua đường hàng tháng như xe tải ben, xe khách có thương hiệu,…

– Nên thực hiện hỏi nhiều xe để lấy được nhiều thông tin đồng thời kiểm tra độ tin cậy của thông tin. Trường hợp xe ngược chiều không trả lời có thể do họ không kịp trả lời vì đang bận nghe điện thoại, bận xử lý tình huống của họ hoặc mới từ đường nhánh, từ nhà chạy ra nên không biết thông tin để trả lời.

– Vào ban đêm, thông thường chỉ có một số tín hiệu giao tiếp đã nêu như trên, lái xe hầu như không hỏi được hoặc rất ít người hỏi vì điều kiện chiếu sáng hạn chế hoặc khi nháy đèn hỏi lại tưởng “đấu pha”.

Trên đây là những chia sẻ về những tín hiệu giao tiếp giữa các tài xế khi lái xe ô tô rất hữu ích. Dochoiotogiare.com hi vọng độc giả sẽ luôn nhớ và áp dụng theo từng trường hợp mà mình gặp phải. Từ đó sẽ có những chuyến đi an toàn và thể hiện sự văn hóa giao thông, giúp kết nối các tài xế với nhau hơn!  Chúc các bạn lái xe an toàn trên mọi nẻo đường!

Bạn hãy để lại bình luận!
Bài viết liên quan