Uống rượu bia như thế nào để không vi phạm luật an toàn giao thông? Tham khảo và áp dụng ngay vào chính bản thân mình nhé!
Trong văn hóa của người Việt Nam thì bia rượu là thứ không thể thiếu trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi, ma chay, các dịp lễ tết, liên hoan gặp mặt.. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người vì vui hết mình mà đã quá chén, khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái say xỉn. Đặc biệt hơn nó còn ẩn chứa rất nguy hiểm về tính mạng con người khi tham gia giao thông. Hàng năm tại Việt Nam xảy ra hàng ngàn vụ tai nạn giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và của mà nguyên nhân trực tiếp là do tài xế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Vậy làm thế nào để bạn vừa có thể uống rượu vui vẻ cùng bạn bè mà vẫn đủ tỉnh táo khi tham gia giao thông? Hãy tham khảo những kinh nghiệm mà phụ kiện ô tô Super Car chia sẻ dưới đây nhé!
1. Mức phạt vi phạm giao thông do bia, rượu gây nên
Trước khi tìm ra giải pháp uống bia rượu đúng cách thì bạn cần biết rõ mức vi phạm giao thông và mức phạt khi bạn sử dụng bia rượu quá lượng cho phép. Luật giao thông đường bộ có quy định nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở, nhằm hạn chế, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho chính bản thân người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác trên đường.
Sở dĩ xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50mg/100ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…Càng uống nhiều thì lượng cồn trong bia rượu sẽ khiến hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Từ đó dẫn tới việc lái xe không an toàn, không còn xử lý tình huống được như ý muốn nữa gây mất an toàn giao thông.
>>>Xem thêm: Lưu ý khi thuê xe tự lái dịp tết bạn không nên bỏ qua!
Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79mg/100ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần. Và nếu từ 80mg/100ml máu trở lên thì nồng độ cồn này đủ khả năng gây cho người điều khiển phương tiện giao thông mất tầm kiểm soát và có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Theo đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP đưa ra các mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm giao thông khi uống rượu, bia như sau:
Phương Tiện | HÀNH VI | MỨC PHẠT (Đơn vị: Đồng) |
Người điều khiển xe ô tô | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | 2- 3 triệu |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 7 – 8 triệu | |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 16 – 18 triệu | |
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ | ||
Người điển khiển xe mô tô, xe gắn máy | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 1 – 2 triệu |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 3 – 4 triệu | |
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ | ||
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng | Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | 4 – 6 trăm nghìn |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | 2 – 3 triệu | |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | 5 – 7 triệu | |
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ |
2. Uống bao nhiêu rượu, bia để không vi phạm giao thông?
Khi uống rượu hoặc bia, lượng cồn trong máu phụ thuộc vào 4 yếu tố: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và nồng độ cồn trong đồ uống.
Theo đó, cân nặng càng cao, tốc độ uống đồ uống có cồn càng chậm (không phải hình thức uống nockout), thời gian từ khi uống đến khi điều khiển phương tiện càng dài, nồng độ cồn trong thức uống càng thấp, nồng độ cồn trong máu sẽ càng khó đạt tới mức bị tuýt còi vi phạm.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thói quen uống bia rượu quá độ khi tham gia giao thông. Nếu đề xuất được Chính phủ phê duyệt, rất nhiều người có thể sẽ bị xử phạt, thậm chí với mức phạt cao nhất là tịch thu phương tiện.
Ví dụ, trong một chai rượu mạnh 40 độ, cứ 100ml rượu sẽ có 40ml cồn. Với một người có cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống 21 gam cồn (tương đương 65ml rượu 40 độ, bằng một chén rượu trung bình chúng ta vẫn sử dụng), sau 30 phút, nồng độ cồn đã có thể đạt tối đa tới con số 50mg/100ml máu. Như vậy, nếu ước lượng như thông thường, chỉ cần uống 1 chén rượu trung bình vẫn dùng để uống chè hoặc nửa lít bia, lượng cồn trong máu có thể vượt quá mức tối thiểu 50mg/100ml máu.
Tổ chức y tế Thế giới WHO, lập 1 đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể người. Cụ thể, 01 đơn vị uống chuẩn tương đương:
– 1 chén rượu 40 độ dung tích 30ml hoặc;
– 1 ly rượu vang 13,5 độ dung tích 100ml hoặc;
– 1 cốc bia hơi dung tích 330ml hoặc 2/3 chai hoặc lon bia dung tích 330ml.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nồng độ cồn ở nam và nữ khác nhau, thường ở nam giới cao hơn. Cả hai người cùng uống một loại rượu, nhưng nồng độ cồn trong máu của phụ nữ tăng cao hơn nam giới, do cơ thể người phụ nữ ít nước và nhiều mô mỡ hơn nam giới. Vì vậy, để tránh xa các mức xử phạt, phụ nữ nên uống ít hơn mức khuyến cáo trên.
>>>Tham khảo thêm: “Nuôi” xe không còn là vấn đề của những người thu nhập thấp?
3. Có qua mặt được máy đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông hay không?
Cồn xuất hiện trong hơi thở của người uống nó, điều này xảy ra khi uống bia rượu vào miệng xuống dạ dày, ruột và được hấp thụ vào máu. Cồn không bị phân hủy khi bị hấp thụ, cũng không thay đổi về mặt hóa học trong máu, khi máu di chuyển qua phổi thì một phần cồn sẽ bị thẩm thấu qua màng túi khí của phổi, bản chất cồn dễ bay hơi nên nó sẽ hòa vào phần không khí của túi khí phổi, chính vì mối liên hệ này mà người ta có thể suy ra được lượng cồn có trong máu.
Thay vì phải kiểm tra máu thì cảnh sát sẽ kiểm tra hơi thở của người nghi ngờ uống quá rượu bia, đưa ra quyết định có giữ phương tiện lại hay không để đảm bảo an toàn. Tỉ lệ cồn có trong máu so với hơi thở ở khoảng 2100:1, nghĩa là cứ 2100 ml hơi thở có cồn thì tương đương có 1 ml cồn trong máu.
Có 3 phương pháp xác định nồng độ cồn có trong máu:
– Thổi vào máy đo nồng độ dựa trên phản ứng hóa học có liên quan đến cồn để tạo ra những màu sắc khác nhau, từ đó suy ra tỉ lệ cồn.
– Dùng kỹ thuật tia hồng ngoại để đo quang phổ của hơi thở đi qua, nồng độ cồn có trong hơi thở khác nhau sẽ cho màu khác nhau.
– Phương pháp mới nhất là dựa trên nguyên lý tế bào pin nhiên liệu, hệ thống senso của máy sẽ phát hiện phản ứng hóa học giải phóng axit axetic, proton, electron từ hơi thở. Từ đó sẽ suy ra lượng cồn trong máu.
Do nhu cầu sử dụng rượu bia cũng như để trốn tránh khi bị xử phạt vi phạm, nhiều tài xế đã truyền tai nhau những mẹo làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra bằng máy đo nồng độ cồn. Có thể kể ra một số cách mà các tài xế hay làm như:
– Làm giảm nồng độ cồn trong máu bằng cách ăn một số thực phẩm để ngụy trang:
Một số người tin rằng, các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, kẹo cao su …sẽ có tác dụng làm giảm nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên nhận định này là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi kẹo cao su không thể làm cồn mất đi mà chỉ có thể ngụy trang mùi rượu bằng mùi bạc hà. Vì vậy mẹo này không có tác dụng trước máy đo nồng độ cồn của CSGT.
– Đánh răng súc miệng sau khi uống rượu xong chuẩn bị lái xe ra về:
Có những dân nhậu trước khi ra về liền đánh răng và súc miệng rất kỹ. Họ tin rằng mẹo này sẽ làm giảm đáng kể chỉ số của máy đo. Thực tế, lượng cồn được loại bỏ sau khi đánh răng thực sự chỉ có rất ít. Hơi thở đưa vào máy đo cũng được lấy từ phổi chứ không phải trong khoang miệng. Chưa kể tới việc một số loại nước súc miệng có chứa cồn như Listerine sẽ gây ra tác dụng ngược.
– Chiến thuật hít thở:
Đã có ý kiến rằng khi ngậm vào máy đo, người vi phạm nên hít vào thay vì thở ra. Lúc này lượng không khí qua máy sẽ là không khí sạch. Nhưng rất tiếc, các nhà sản xuất đã tính toán đến điều này, máy đo nồng độ chỉ hoạt động đối với luồng khí được thổi vào.
– Chiến thuật câu giờ:
Việc câu giờ trước khi thở vào máy đo không có nhiều tác dụng. Bởi mất rất nhiều thời gian mới chỉ làm cho nồng độ giảm xuống chút ít. Chưa kể hành vi này là phạm luật, không tuân thủ theo hiệu lệnh của CSGT. Người vi phạm sẽ bị xử lý theo mức nặng nhất tương đương trong trường hợp nồng độ cồn quá 0,4 mg/ 1 lít khí thở (phạt 16-18 triệu đối với người lái ô tô).
>>>Đừng bỏ qua: Ảo giác xe đi lùi và cách khắc phục cho tài xế
4. Làm thế nào để uống rượu bia thoải mái mà không vi phạm giao thông?
Để có thể thoải mái uống bia rượu mà không vi phạm giao thông. Thì bạn đọc nên làm theo những cách sau :
– Tốt nhất là gọi xe ôm, taxi hoặc người nhà đến đón về sau khi nhậu xong. Như vậy sẽ an toàn cho chính bạn, cũng không lo vi phạm luật giao thông.
– Nếu buộc phải đi xe, bạn nên ngồi nghỉ trước khi lái xe. Nghỉ để cho nồng độ cồn trong máu giảm xuống, để bạn bớt say hơn có thể sử dụng các loại thuốc giúp bạn giải rượu. Trong lúc này bạn nên uống thật nhiều nước để giảm nồng độ cồn trong máu, hoạt động để giã rượu bia nhanh hơn như: Đi hát, đi massage hay đơn giản là ngồi uống sinh tố và nói chuyện với bạn bè.
Trên đây là những lời khuyên cực kỳ hữu ích cho bạn khi lái xe tham gia giao thông. Để việc lái xe an toàn thì tốt nhất bạn không nên uống rượu bia, mà đã uống rượu bia thì không nên lái xe. Đừng chỉ vì những câu khích tướng của những bạn nhậu mà đặt bản thân và những người tham gia giao thông khác rơi vào tình trạng nguy hiểm. Hãy là người tham gia giao thông văn minh!