Đừng mắc phải những lỗi căn bản dưới đây nếu như bạn không muốn bị cảnh sát giao thông tuýt còi nhé!
Tình trạng giao thông tại Việt Nam khá phức tạp, các tài mới hay cả những tài lâu năm nhiều kinh nghiệm đi chăng nữa cũng không ít lần bị tuýt còi. Do tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan, ngay cả những người luôn cố gắng tuân thủ luật giao thông thi thoảng cũng bị CSGT “sờ gáy”. Vậy những lỗi nào mà tài xế hay mắc phải nhất? Cùng phụ kiện ô tô Super Car tham khảo những lỗi sau và tìm cách phòng tránh nha!
1. Đi sai làn:
Đây là lỗi tương đối phổ biến khi đi trong phố, đặc biệt là phố Hà Nội. Lỗi là phổ biến và các chiến sĩ CAGT cũng phổ biến xác định sai lỗi. Lỗi này như nhiều cụ nhà ta đã nhắc nhở phải là lỗi “Không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo”. Nguyên nhân là ai cũng nghĩ tới cái làn đường, và CAGT vận dụng cái này để hù dọa các cụ mợ.
Mức phạt của lỗi không tuân thủ vạch, biển báo là từ 300 – 500K (ở Hà Nội). Còn lỗi không đi đúng làn đường rơi vào khoảng 1,4 – 2 Triệu (HN) đối với xe ô tô.
Mô tả lỗi: Các cụ/mợ đỗ xe ở làn có chỉ dẫn hoặc vạch kẻ đường theo hướng rẽ trái nhưng lại đi thẳng, hoặc đứng ở làn chỉ dẫn đi thẳng nhưng lại rẽ trái hay rẽ phải … Cái này rõ là lỗi còn gì.
Phòng tránh:
– Quan sát biển chỉ dẫn khi gần đến ngã ba/ngã tư.
– Đi cách xe trước khoảng nhất định để có thể quan sát được vạch kẻ đường.
– Trong mọi trường hợp có thể phòng ngừa bằng cách không chọn làn trái nếu đi thẳng, nếu rẽ chọn làn sát hướng rẽ (trái hoặc phải) và quan sát xe đi trước.
Lưu ý: Hà Nội có những biển chỉ dẫn thuộc loại không thể đỡ được như kiểu biển Đèn đỏ cho phép xe đạp xe máy rẽ phải kèm vạch cấm dừng đỗ làn phải cùng ngã tư Trần Hưng Đạo – Bà Triệu, ô tô vào sát đến nơi mới nhìn thấy chữ xe đạp, xe máy đi tiếp phạm lỗi, dừng lại cũng phạm lỗi. Hay cái phân làn kiểu lượn sóng ở BigC, Khuất Duy Tiến ( đã được sửa chữa)
>>>Xem thêm: Top 5 phụ kiện ô tô không thể thiếu trên xe
2. Dừng đỗ sai qui định
Đây là một lỗi khá nổi tiếng và phổ biến mà nhiều tài xế bị thổi phạt.
Mô tả lỗi: Tóm lại là dừng đỗ sai quy định, còn quy định như thế nào thì luật đã quy định với biển cấm đỗ, cấm dừng. Và hầu hết các tuyến phố văn minh là cấm dừng đỗ.
Phòng tránh:
– Không dừng, đỗ xe ở nơi không biết chắc là có thể dừng đỗ.
– Gửi xe vào bãi gửi xe.
– Chú ý quan sát biển cấm dừng đỗ, biển tuyến phố văn minh.
3. Rẽ không xi nhan, chuyển làn không xi nhan
Cái này các mợ phạm lỗi hơi bị nhiều, đặc biệt là chuyển làn không xi nhan, đi như đánh võng. Lỗi này thường chỉ bắt giờ thấp điểm, nơi vắng người (tăng chủ quan), mật phục là chính.
Cách khắc phục là phải tập cho thành thói quen, khởi hành trong sân đỗ xe cũng phải xi nhan cho thành thói quen.
4. Quay đầu xe trên phần đường dành cho người đi bộ
Lỗi này chắc chỉ có ở Việt Nam, nguyên nhân là cái ngã ba đã bé mà các bác giao thông kẻ đường cho người đi bộ ưu ái người đi bộ quá, không nỡ bắt người đi bộ trèo lên con lươn con trạch, giải phân cách giữa đường nên toàn kẻ vạch sang đường ở phần đường nhựa đáng lẽ phải dành cho phương tiện giao thông qua lại.
Cách phòng tránh là chịu khó nhô đầu xe qua khỏi vạch sang đường một chút rồi hãy đánh lái quay đầu, hơi cản trở giao thông chút nhưng đúng luật.
5. Vượt đèn đỏ
Trong nội đô có mấy chỗ đèn cái sáng, cái hỏng. Đường thì rộng, đèn trái không sáng, đèn bên phải sáng thì lại không nhìn thấy, thế là phạm lỗi. Có chỗ CAGT còn tuyên bố: đèn không sáng là đèn đỏ. Chịu khó lượn lờ các group và quan sát vậy. Dù sao giờ cũng đỡ hơn.
Lỗi vượt đèn đỏ chủ yếu là do không quan sát được, nên tránh đi sau các xe to như xe buýt, xe công, xe bồn …
6. Đi vào đường cấm, đường một chiều
Ít gặp thôi nhưng vẫn được các anh quan tâm, nhất là những chỗ các anh giao thông đảo hướng liên tục; hoặc là đường lạ, hoặc là chủ quan được các anh hỏi thăm liền. Cái này mấy cụ mấy mợ đi trong phố cổ nên để ý để tránh đi vào đường ngược chiều.
7. Chèn vạch liền
Lỗi chèn vạch trong nội đô ít gặp vì thường hay được bỏ qua. Lỗi chèn vạch liền chủ yếu trên các tuyến đường liên tỉnh. Lỗi chèn vạch thường xảy ra khi vào các tuyến đường cong, lái mới không để ý dễ bị chèn vạch; hoặc các chỗ đường hẹp, lái mới căn phải rộng để tránh 2B hay các chướng ngại khác cũng dễ bị phạm lỗi chèn vạch. Một số chỗ còn được tận dụng triệt để với các chim mồi là những xe tải, xe bò, thậm chí xe con mới cứng hoặc đỗ chiếm đường đi, hoặc đi quá chậm ép lái xe phải vượt. Lái mới nên lượn lờ các group nhiều để biết những cung đường này.
8. Lỗi vượt ở nơi cấm vượt
Gặp biển cấm vượt, lái mới cố gắng tuân thủ. Một số cung đường cấm vượt kéo dài, biển cấm vượt được nhắc lại nhiều lần, lái mới không nên vượt khi chưa thấy biển hết cấm vượt.
Một số khu vực luôn có biển cấm vượt: cầu, hầm, đường hẹp, đường cua.
9. Lỗi chạy quá tốc độ
Chả có cách nào khác là phải quan sát biển hạn chế tốc độ để chạy cho đúng. Chạy quá tốc độ cho phép từ 5km/h trở lên là có thể bị phạt.
>>>Đọc tiếp: Kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô B2
Ngoài các khu vực có biển hạn chế tốc độ, có ba loại đường cần lưu ý:
– Đường trong đô thị: bắt đầu bằng biển đô thị, với xe 4B dưới 9 chỗ được chạy 50km/h
– Đường ngoài đô thị: bắt đầu bằng biển hết đô thị, 4B dưới 9 chỗ được chạy 80km/h
– Đường cao tốc: quy định tốc độ tuỳ theo tuyến đường, phổ biến là 100km/h, không giới hạn loại phương tiện
Lỗi quá tốc độ thường xảy ra và bị tuýt còi ở các vị trí có biển hạn chế tốc độ, giáp danh đô thị.
Bên cạnh đó, nếu các cụ các mợ không muốn cứ phải cúi xuống nhìn bảng đồng hồ tốc độ thì có thể trang bị cho mình thiết bị hiển thị tốc độ HUD để có thể vừa lái xe vừa quan sát được tốc độ của xe trên kính lái.
Trên đây là những lỗi mà tài xế hay mắc phải và cũng là những lỗi hay bị các chiến sĩ CAGT thổi phạt nhiều nhất. CCCM tham khảo và chia sẻ cho người thân cùng biết để có biện pháp phòng tránh hiệu quả nhé! Những lỗi vi phạm kể trên, theo chủ quan của Super Car là lỗi tương đối phổ biến, nhưng chưa phải là tất cả lỗi thường thấy. Rất mong được các bác tài bổ sung thêm.